Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Giới thiệu về đàn nhị


Kết quả hình ảnh cho đàn nhị

Đàn nhị - Một trong những loại nhạc cụ dân tộc nổi tiếng của Việt Nam ta. Đàn nhị hay còn có tên gọi khác là Đàn cò - Một loại đàn thuộc bộ vĩ và có 2 dây. Đàn nhị đã xuất hiện rất nhiều không chỉ trên thực tế mà còn đi vào lời ca tiếng hát dân gian, của những đêm hội đình hay những đêm quan họ đầy sâu lắng hay những buổi giao duyên trai gái kết đôi vợ chồng. Đàn nhị cũng đã xuất hiện rất nhiều trong những buổi giao lưu văn hóa văn nghệ trên khắp thế giới. Đây cũng là một nhạc cụ quan trọng trong giàn nhạc giao hưởng dân tộc. Mình xin phép nói qua về cấu tạo của cây đàn nhị:
Loại đàn nhị thông dụng hiện nay có những bộ phận chính như sau:
Bát nhị (còn gọi là ống nhị): là bộ phận tăng âm (bầu vang) rỗng ruột, hình hoa muống, làm bằng gỗ cứng. Bát nhị có 2 đầu, đầu này bịt da rắn hay kỳ đà, còn đầu kia xòe ra không bịt gì cả. Ngựa đàn nằm ở khoảng giữa mặt da.
Dọc nhị (còn gọi là cần nhị, cán nhị): dáng thẳng đứng, đầu hơi ngả về phía sau, gốc cắm xuyên qua lưng bát nhị, gần phía mặt da.
Trục dây: trục trên và trục dưới đều gắn xuyên qua đầu dọc nhị nằm cùng hướng với bát nhị.
Dây nhị: Trước đây dây đàn được làm bằng sợi tơ se, ngày nay làm bằng nilon hoặc kim loại. Dây kim loại cho âm thanh chuẩn hơn nhưng không ngọt ngào bằng dây tơ hay dây nilon. Dây đàn chỉnh theo quãng 4 đúng, quãng 5 đúng, quãng 7 thứ... nhưng phổ biến nhất là quãng 5 đúng.
Cử nhị (hay khuyết nhị): là một sợi dây tơ se neo 2 dây đàn vào gần sát dọc nhị, nơi dưới hai trục dây. Có khi cử nhị là một khung áo buộc gần sát dọc nhị, hai dây đàn xỏ qua hai lỗ khung này. Cử nhị là bộ phận để điều chỉnh cao độ âm thanh. Nếu bạn kéo cử nhị xuống, 2 dây đàn sẽ ngắt quãng hơn, tạo ra âm thanh cao hơn. nếu bạn đẩy cử nhị lên khi đàn 2 dây sẽ phát ra âm thanh trầm hơn vì quãng dây dài hơn. Tuy nhiên để lên dây đàn người ta còn vặn trục dây nữa.
Cung vĩ: làm bằng cành tre, cành lớp hay gỗ có mắc lông đuôi ngựa. Những lông đuôi ngựa nằm giữa hai dây đàn để kéo đẩy, cọ xát vào dây đàn tạo ra âm thanh. Do những lông đuôi ngựa kẹt hai dây đàn nên ta không thể tách rời cung vĩ khỏi thân đàn.
Tiếp đến là về mặt âm thanh. Khi nghe qua tiếng đàn nhị, bạn sẽ có cảm giác - một cảm giác êm dịu đến khó tả, đưa tâm hồn con người vào một không gian âm nhạc đầy màu sắc. Mặc dù chỉ có 2 dây trên đàn nhưng những cung bậc âm thanh của đàn nhị tạo ra có thể khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên về sự tài trí của cha ông ta khi có thể xử lý rất nhiều nốt trên 2 dây đàn. Đàn nhị có quãng giữa 2 dây là 5 cung, giúp người chơi đàn có thể xử lý nhiều bậc âm thanh khác nhau. Âm thanh đàn nhị vang, cao, nhẹ nhàng sâu lắng nhưng không kém phần hùng tráng, mạnh mẽ.
Cây đàn nhị truyền thống của nước ta đã theo chân rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đến khắp nơi trên thế giới, mang một màu sắc âm nhạc truyền thống đầy tính bản sắc của Việt Nam đến với bạn bè Quốc tế, góp phần thể hiện bản sắc dân tộc của chúng ta.

Và để tiếp tục việc bảo tồn và phát triển loại nhạc cụ truyền thống này để cho một thế hệ tài năng mới của đất nước, chúng tôi đã mở lớp dạy đàn nhị do giáo viên có kinh nghiệm đi dạy khá lớn với nhiều học sinh đang theo học. Giảng viên tốt nghiệp đại học Nhạc Viên Âm Nhạc Quốc Gia chuyên ngành đàn nhị.

Khóa học của chúng tôi bao gồm những nội dung sau:

- Học cách kéo đàn nhị kêu ra tiếng
- Học thuộc cách xử lý các nốt do re mi fa sol la si thuần thục
- Những thế tay đàn nhị cơ bản
- Các kĩ thuật cơ bản
- Các kĩ thuật nâng cao
- Luyện tập áp vào nhạc, vào bài

Các bạn tham khảo thêm thông tin chi tiết về thời gian học, đựat lịch học Tại đây




SHARE THIS

0 nhận xét: