Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

Chia sẻ Âm nhạc | Phần 2: Học nhạc cần những gì?

Chào tất cả các bạn, lại là mình đây. Chào mừng các bạn đã đến với bài tiếp theo trong Series Chia sẻ Âm nhạc này của mình. Sau khi đọc xong phần 1, thì có lẽ các bạn đã hiểu được lý do tại sao chúng ta cần học âm nhạc rồi đúng không nào? Và trong phần tiếp theo này, mình sẽ chia sẻ cho bạn những điều cần chuẩn bị trước khi bạn muốn học nhạc dưới góc độ quan điểm cá nhân của mình đến tất cả các bạn nhé :3 Bắt đầu thôiiii!

1.    Sự nhiệt huyết

Và tất nhiên rồi, để bắt đầu học bất cứ thứ gì thì các bạn đều cần có mong muốn, khát khao muốn học thứ đó, từ đó sẽ cho bạn nhiệt huyết, động lực. Nhất là khi bạn học một môn nào đó bạn chưa hề tiếp xúc trước đó, thì sự nhiệt huyết này sẽ rất có lợi cho bạn, sẽ giúp bạn có thêm ý chí phấn đấu, từ đó cải thiện tốc độ học của bạn hơn nhiều đó :3 Ngoài ra, khi bạn đam mê với hứng thú môn học nào thì chắc chắn bạn sẽ càng có thêm nhiều lý do khiến bản thân phải cố gắng đúng không nào :3 

     2. .    Sự kiên trì, cố gắng

     Và điều quan trọng tiếp theo ngoài nhiệt huyết, mong muốn ra đó là sự kiên trì, cố gắng. Có thể khi bạn thấy một ai đó biểu diễn nhạc, chơi nhạc, … đã làm cho bạn cảm thấy rất hứng thú và muốn lao ngay vào việc học nhạc. Sẽ nhiều bạn có suy nghĩ: “À đơn giản ý mà, học vài buổi là sẽ được như ông A ông B ngay, có gì khó đâu” Nhưng đến khi bạn học xong một khoá cơ bản mới có 1 vài tháng, bạn nhận ra rằng tại sao mình học đến thế rồi mà vẫn không có trình độ được như thế này, như thế kia được nhỉ? Từ đó, bạn sẽ hoài nghi, thắc mắc về việc mình đang làm liệu có thật sự có tác dụng, có kết quả hay không? Rồi dần dần tập mãi vẫn không được, nhiều người sẽ rất dễ nản chí và bỏ cuộc. Vậy câu hỏi đặt ra là học 1 tháng, 2 tháng có thực sự khiến bạn biểu diễn hay được như những người bạn thấy ở phòng trà, sự kiện hay là trên TV không? Vừa có lại vừa không đấy các bạn ạ! Nếu các bạn có thiên bẩm, có tư chất âm nhạc từ nhỏ thì chả ngại gì mà lại không làm được như thế cả, và có khi bạn lại còn làm tốt hơn nhiều ấy chứ. Nhưng những người thực sự có tư chất, về âm nhạc thì có mấy người đâu cơ chứ? Cho nên bạn hãy tỉnh mộng đi, nếu bạn chỉ học 1, 2 tháng mà đã muốn lên sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp, được đi diễn ở nhiều nơi thì xin lỗi nhé, chuyện đó gần như là không thể đâu! Trừ khi bạn có nhiều tiền rồi tự mở show thì mình chịu =))))

      Nói vui như vậy chứ việc chỉ học có 1, 2 tháng mà đi biểu diễn như nghệ sĩ chuyên nghiệp là điều KHÔNG THỂ NÀO được cả. Bạn phải biết rằng đằng sau những đêm nhạc hoành tráng như thế là những ngày khổ luyện vất vả, thời gian tập của họ trước khi đưa họ đến thành công không thể tính bằng ngày, bằng tháng được. Nó phải tính bằng năm, bằng thanh xuân của họ. Không có một công việc nào thật sự dễ dàng cả. Bạn thấy họ ở trước sân khấu, trước ánh đèn hào nhoáng có vẻ được đấy, có vẻ xịn đấy nhưng bạn lại không thấy họ đã vất vả tập luyện như thế nào đâu :3

Có rất nhiều môn bạn chỉ cần học có 1, 2 tháng là bạn “thành tài” được mà không cần bất cứ thiên bẩm gì cả. Nhưng với âm nhạc thì có lẽ không phải, bạn học âm nhạc là bước trên một chặng đường mới, một chặng đường không có đúng sai mà chỉ có hay với dở, chỉ có khán giả mới có quyền đánh giá bạn. Vì thế con đường này chắc chắn không thể dễ dàng được. Sẽ có rất nhiều khó khăn khiến bạn nản long, vỡ mộng. Mình cũng vậy, sau khi học xong 1, 2 tháng đầu đã có rất nhiều lúc mình muốn bỏ cuộc dừng lại. Nhưng các bạn tin mình đi, chỉ cần các bạn có kiên trì, cố gắng và niêm tin vào chính bản thân thì chắc chắn các bạn sẽ thành công

     3.    Xác định mục tiêu học, chọn thầy dạy

      Hmmm … Có lẽ nói cái này có vẻ hơi thừa nhỉ? Nhưng không, không thừa chút nào đâu. Nhiều bạn khi thấy các nghệ sĩ biểu diễn các bạn thấy rất hay và lao theo học luôn mà không nghĩ nhiều, như thế chưa chắc đã là tốt. Bạn thấy một nghệ sĩ chơi guitar hay, nhưng bạn lại chưa tìm hiểu nghệ sĩ đó chơi đệm hát, cổ điển hay là finger-style, … Bạn thấy một ca sĩ hát rất hay nhưng lại không biết họ đang hát loại nhạc gì, … Từ đó mà bạn càng học lại càng thấy sao mình không giống như mục tiêu mình muốn theo đuổi vậy nhỉ, … Vậy nên, hãy nhớ là bạn phải Xác định mục tiêu học của mình, bạn cần phải biết mình sẽ học cái gì, học thể loại nào và học như thế nào, … thì mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất được

Tiếp theo là việc chọn thầy dạy cho bạn. Nghe có vẻ dễ nhưng thực ra cũng khó vô cùng. Mỗi người sẽ có một kinh nghiệm chọn, một tiêu chí chọn khác nhau, nhưng mình xin phép được đưa ra một số tiêu chí như mình đánh giá nhé:

a.    Phù hợp:
Đúng vậy, điều quan trọng nhất theo mình chính là phù hợp, bạn nên tìm một người thầy mà bạn cảm thấy phù hợp với bản thân của bạn, có thể khiến cho bạn cảm thấy có nhiều hứng thú khi học, dễ hiểu khi nghe giảng bài, … Điều này rất quan trọng, vì ngoài vai trò của một người thầy, người truyền dạy kiến thức cho bạn ra, thầy giáo còn là một người cần phải có thể cảm nhận được gu âm nhạc, từ đó sẽ có những phương pháp với hướng đi phù hợp hơn với bạn …

b.    Uy tín:

      Khi bạn đi học, bạn nên tìm đến những cơ sở giảng dạy uy tín và có nhiều thành tích tốt. Tại sao ư? Tại vì khi bạn học ở một cơ sở uy tín thì bạn chắc chắn sẽ có niềm tin là mình sẽ thành tài hơn đúng không nào? Mà niềm tin chính là thứ quan trọng nhất quyết định được rất nhiều thứ trong quá trình học của bạn. Khi bạn học ở một cơ sở uy tín, có tiếng lâu năm thì bạn cũng sẽ an tâm hơn rất nhiều khi đi học đúng không nào :vvv

c.    Giá cả cũng quan trọng đấy, nhưng đừng đặt nặng!
Đúng là khi đi học, giá tiền một buổi học rất quan trọng. Nhưng bạn hãy nhớ điều này: Giá rẻ chưa chắc đã là kém, mà giá cao chưa chắc đã là tốt. Điều quan trọng nhất khi các bạn học là các bạn cảm thấy phù hợp với mình. Nếu điều kiện của bạn cho phép, bạn hãy tìm một nơi học có giá cả phù hợp với bản thân bạn và đem lại cho bạn nhiều cảm xúc khi học nhất. Bạn thấy 2 trung tâm 1 đắt 1 rẻ mà bạn lại thấy bạn hợp trung tâm rẻ hơn ư? Đừng ngại ngần gì hãy học ở trung tâm rẻ tiền hơn kia. Vì khi bạn cảm thấy bản thân phù hợp thì bạn học mới có thể tốt lên được, đừng vì nghĩ giá tiền đi với chất lượng mà bỏ qua sự phù hợp với chính bản thân của mình bạn nhé

      4.    Học bao nhiêu buổi 1 tuần là vừa?

      Câu hỏi này thì tuỳ các bạn thôi, các bạn cảm thấy học bao nhiêu buổi một tuần thì phù hợp với bản thân nhất? Nhưng hãy nhớ lấy điều này: Học thì tốt đấy, nhưng phải có cả thực hành nữa. Hãy nhớ sắp xếp thời gian để có thể luyện tập nhiều hơn nhé. Thay vì ngày nào cũng mang sách vở đến lớp học cái mới cho nhanh thì bạn hãy chậm lại chút, hãy ôn tập kĩ những cái đã được học, để tạo nền tảng vững chắc cho chính bản thân mình, từ đó thì mới có thể phát triển, hoàn thiện bản thân được bạn nhé :3


Hi vọng qua những điều mình chia sẻ vừa rồi có thể giúp các bạn có những hướng đi cũng như định hướng đúng đắn hơn trên con đường âm nhạc của mình, hẹn gặp lại các bạn trong những bài sau nhé :3 Yêuuuuu


SHARE THIS

0 nhận xét: